Dành cho lái mới: Ý nghĩa 64 loại đèn cảnh báo trên ô tô (P.1)

Các ký hiệu trên bảng điều khiển ô tô quá nhiều và khó khăn để nhận biết ý nghĩa. Sẽ ra sao nếu mỗi khi một ký hiệu trên bảng điều khiển xe sáng bừng lên? Nếu không nắm rõ ý nghĩa của ký hiệu ấy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn của chủ phương tiện và

Đèn cảnh báo phanh tay – Có thể cần phanh tay đang kéo lên trong khi đạp ga. Hãy kiểm tra tình trạng phanh tay.

Đèn cảnh báo nhiệt độ – Nhiệt độ động cơ cao hơn mức tiêu chuẩn (động cơ nóng quá mức). Có thể do các nguyên nhân: Hết nước làm mát hoặc hệ thống nước làm mát gặp trục trặc; Bộ ổn nhiệt hoặc quạt thông gió có thể đang bật liên tục, làm cho động cơ ngốn xăng nhiều hơn.

Hãy dừng xe ngay lập tức, kiểm tra nước làm mát và châm thêm nếu két nước làm mát còn ít hoặc đã cạn. Sau đó để xe ở trạng thái không nổ máy một thời gian (ít nhất 30 phút), mở máy kiểm tra lại xem đèn cảnh báo nhiệt độ còn sáng không:

Đèn không còn sáng, có thể tiếp tục lái xe và để ý châm nước làm mát thường xuyên hơn. Nếu tình trạng đèn sáng lập lại nhiều lần dù đã châm nước đầy đủ, nên đưa xe đi kiểm tra hệ thống làm mát.

Đèn vẫn còn sáng, nên gọi cứu hộ đưa xe đi kiểm tra. Không nên cố gắng khởi động xe vì nhiệt độ động cơ cao vượt mức có thể làm bó máy, cong vênh hoặc thậm chí phá hủy động cơ.

Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp – Áp suất dầu trong động cơ có thể quá thấp (thiếu dầu) hoặc bơm dầu có thể bị hỏng hoặc đường vào bị tắc. Cũng có thể là dầu nhớt đang sử dụng có thể có độ nhớt sai so với khuyến cáo của hãng xe.

Hãy dừng xe, kiểm tra dầu nhớt đang sử dụng, yêu cầu hãng xe trợ giúp, mang xe đi kiểm tra. Tốt nhất nên gọi cứu hộ. Tình trạng thiếu dầu có thể khiến động cơ bị bó, các chi tiết trong động cơ không được bôi trơn/làm mát sẽ gây hỏng động cơ.

Đèn cảnh báo trợ lực lái điện – Cảm biến (sensor) trợ lực có thể bị lỗi hoặc hỏng. Hệ thống trợ lực lái điện EPS có thể bị trục trặc.

Có thể căn chỉnh lại cảm biến trợ lực bằng máy chuyên dụng hoặc thay cảm biến (hoặc cả cụm cảm biến) tùy thuộc tình trạng. Mang xe đi kiểm tra, đặc biệt khi tay lái bị lệch và khó điều khiển (cảm giác nặng khi bẻ lái).

Đèn cảnh báo túi khí – Hệ thống túi khí gặp trục trặc hoặc một hay nhiều túi khi bị vô hiệu hóa bằng tay.

Hãy mang xe đi kiểm tra ở một trung tâm dịch vụ có giấy chứng nhận.

Cảnh báo lỗi ắc quy – Ắc quy chưa được sạc hoặc sạc không đúng cách. Tín hiệu này thường xuất hiện khi động cơ đang tắt.

Hãy kiểm tra và sạc lại ắc quy đúng cách.

Đèn báo khóa vô lăng – Vô lăng có thể đang bị khóa nên hãy kiểm tra lại khóa vô lăng.

Đèn báo bật công tắc khóa điện – Khóa điện đang ở trạng thái “khóa”. Hãy mở (bật) công tắc khóa điện.

Đèn báo chưa thắt dây an toàn – Một hoặc nhiều dây an toàn chưa được thắt lại. Hãy kiểm tra và thắt dây an toàn ở các ghế ngồi.

Đèn báo cửa xe mở – Một hoặc nhiều cửa xe chưa được đóng kín đúng cách. Kiểm tra lại và đóng kín tất cả cửa xe.

Đèn báo nắp capô mở – Nắp capô chưa được đóng kín đúng cách. Hãy kiểm tra và đóng kín nắp capô.

Đèn báo cốp xe mở – Cốp sau chưa được đóng đúng cách. Hãy kiểm tra và đóng kín cốp xe.

Đèn cảnh báo động cơ khí thải – Động cơ gặp trục trặc khiến lượng khí thải cao hơn mức tiêu chuẩn. Điều này có thể do: Động cơ bị hỏng. Hoặc một cảm biến nào đó của động cơ bị lỗi hoặc bị hỏng. Hãy đưa xe đi kiểm tra.

Đèn cảnh báo bộ lọc hạt diesel – Bộ lọc hạt diesel hoạt động không tốt khiến lượng khí thải cao hơn tiêu chuẩn. Hãy đưa xe đi kiểm tra.

Báo cần gạt kính chắn gió tự động – Cần gạt tự động cho kính chắn gió có thể bị lỗi. Kiểm tra lại tình trạng cần gạt.

Đèn báo sấy nóng bugi/ dầu diesel – Bugi đang sấy nóng dầu giúp xe dễ khởi động, đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh.

Hãy đợi cho đến khi đèn hết sáng mới khởi động xe. Nếu đèn sáng quá lâu thì có thể do trời quá lạnh hoặc bugi bị lỗi.

Đèn cảnh báo phanh chống bó cứng – Các cảm biến ở bánh xe phát hiện Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS – AntiLock Brake System) không hoạt động tốt, một số nguyên nhân khác: Một trong các cảm biến ABS quá bẩn hoặc bị hỏng; xe bị sa lầy trong bùn, tuyết hoặc bánh xe xoay tít một chỗ; hoặc người lái xe thực hiện một pha “đốt lốp” và dừng xe đủ nhanh để “đánh lừa” hệ thống ABS.

Nên mang xe đi kiểm tra.

Đèn cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử – Hệ thống cân bằng thân xe đang hoạt động. Khi đường trơn trượt, hệ thống này giúp xe cân bằng (chống bị trượt), tăng độ bám đường khi phải đánh lái nhiều.

Đa số xe đều có nút tắt hệ thống cân bằng điện tử (dành cho các tài xe không thích chức năng này hoặc những người thích “drift”). Đối với người lái xe thông thường, không nên tắt đèn này.

Đèn cảnh báo áp suất lốp ở mức thấp – Một hoặc nhiều lốp xe đang bị thiếu hơi. Kiểm tra các lốp xe và bơm hơi đúng tiêu chuẩn.

Đèn báo cảm ứng mưa – Cảm ứng mưa có thể bị lỗi. Đưa xe đi kiểm tra nếu cần thiết.

Đèn cảnh báo má phanh – Má phanh của một hoặc nhiều bánh xe bị mòn quá tiêu chuẩn. Hãy đưa xe đi kiểm tra để thay má phanh, đảm bảo an toàn.

Đèn báo tan băng cửa sổ sau – Ở các nước lạnh, đèn này báo rằng cần làm tan băng ở cửa sổ sau xe. Hãy làm tan băng để đảm bảo lái xe an toàn.

Đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động – Hộp số tự động đang gặp lỗi. Không nên lái xe khi đèn này báo sáng để đảm bảo an toàn. Nên gọi cứu hộ đưa xe đi kiểm tra ngay.

Đèn cảnh báo lỗi hệ thống treo – Hệ thống treo của xe đang gặp trục trặc. Nên mang xe đi kiểm tra.

Đèn báo giảm xóc – Hệ thống giảm xóc có thể gặp lỗi hoặc xe đang chở quá tải. Hãy kiểm tra tải trọng của xe, mang xe đi kiểm tra nếu chở không quá tải trọng mà đèn vẫn sáng.

Đèn cảnh báo cánh gió sau – Cánh gió sau có thể ở vị trí không đúng tiêu chuẩn, có thể làm mất cân bằng hoặc giảm tốc độ xe. Kiểm tra và điều chỉnh vị trí cánh gió sau. Mang xe đi kiểm tra nếu không thể tự điều chỉnh được.

Báo lỗi đèn ngoại thất – Một hoặc nhiều đèn ở ngoài thân xe đang bị lỗi. Kiểm tra các đèn ngoài thân xe.

Cảnh báo đèn phanh – Đèn phanh xe bị lỗi (không sáng khi đạp phanh). Mang xe đi kiểm tra và sửa chữa/thay thế ngay để đảm bảo an toàn.

Đèn báo cảm ứng mưa và ánh sáng – Đèn cảm ứng mưa và ánh sáng có thể bị lỗi. Mang xe đi kiểm tra nếu đèn này không tắt sau thời gian dài.

Tính lãi vaymua xe trả góp:

Số tiền hàng tháng phải trả

Tổng số tiền lãi phải trả

2.000.000.000

Tổng số tiền phải trả

4.000.000.000

Trả lời

Tin tức

Cập nhật các tin tức mới nhất về thị trường xe Mercedes hoặc các hướng dẫn lái xe an toàn